![]() |
Vì sao bà mẹ mang thai cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung chất kẽm? Đó là do chất kẽm khó hấp thu và dễ dàng bị đào thải. Bà mẹ thiếu kẽm sẽ có những biểu hiện như nôn ói kéo dài, kèm những rối loạn thai nhi như: dị dạng bào thai, giảm cân nặng, giảm chiều cao của trẻ.
->> Chuyên đề quan tâm: Sự phát triển của thai nhi
![]() |
Thực phẩm giàu chất kẽm |
Sự thiếu kẽm về lâu dài có thể dẫn đến trẻ chậm phát triển tầm vóc, trí tuệ, giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Vì sự phát triển của bào thai tạo nền tảng cho sự phát triển tầm vóc của trẻ sau khi sinh ra đời, thai phụ nên chú ý bổ sung kẽm khi mang thai trong giai đoạn sáu tháng đầu.
Nhận biết thiếu kẽm
75-80% bà mẹ mang thai bị nghén trong bốn tháng đầu nên khó có thể nhận biết nghén sinh lý (tình trạng buồn nôn hay nôn xảy ra bất kỳ thời gian nào kể cả ngày hay đêm trong ba tháng đầu của thai kỳ) hay nghén do thiếu kẽm.
Bà mẹ cần theo dõi những dấu hiệu nghén để nhận biết tình trạng thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai như: nghén nặng và giảm ăn kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của bào thai. Hơn nữa có thể còn làm giảm sự tích lũy năng lượng và các chất dinh dưỡng gây ra giảm tiết sữa mẹ sau sinh, mất sữa sớm (do không tích lũy năng lượng trước khi mang thai).
Ngoài việc dựa vào dấu hiệu nghén để nhận biết tình trạng thiếu kẽm, phụ nữ mang thai cần phải làm một số xét nghiệm (phân tích kẽm bằng cực phổ Polarography).
Nguồn cung cấp kẽm nào là phù hợp
Thiếu kẽm dễ nhận thấy ở mức tiêu thụ năng lượng và protein trong ba tháng đầu và ba tháng giữa của phụ nữ mang thai thấp hơn so với nhu cầu kiến nghị. Thiếu kiến thức về thực phẩm giàu kẽm của phụ nữ mang thai cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng thiếu kẽm ở đối tượng này.
TS. BS Nguyễn Thành Danh (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) cho biết: các loại hải sản đều chứa hàm lượng kẽm cao, trong đó hàu được đánh giá cao nhất về hàm lượng kẽm. Ngoài ra thịt nạc đỏ, gan bò, ngũ cốc thô (nguyên hạt), rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng là thực phẩm vàng cung cấp hàm lượng kẽm cao.
Tuy nhiên, kẽm trong thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu kịp thời. Phụ nữ mang thai có thể bổ sung kẽm dược phẩm qua các loại như: Pharzincol, Zinc, Obimin plus… với lượng 15mg/ ngày. Mẹ cho con bú thì nhu cầu có thể tăng hơn lượng thông thường 1-2mg/ngày. Trẻ vị thành niên cũng cần bổ sung kẽm để giảm tác nhân mụn với lượng 19mg/ ngày.
(Theo Nhật Thương // Phunu Online)
![]() | Nộm sứa 50.000 đ /hộp 300gr 85.000 đ/500gr 160.000 đ/1kg ![]() |
![]() | Sứa muối 25.000 đ/300gr 40.000 đ/500gr 70.000 đ/1kg ![]() |
![]() | Sứa nhạt 28.000 đ /300gr 45.000 đ/500gr 80.000 đ/1kg ![]() |
Bạn có biết: Người Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc đặc biệt yêu thích các món ăn từ sứa biển Việt Nam. Hàng năm chúng ta xuất khẩu sang các thị trường này hơn 30.000 tấn sứa muối và thu về hơn 110 triệu đô la Mỹ. |
Sứa biển: Vị thuốc quý Theo Đông y, sứa có tên là Hải triết. Trong sách của Tuệ Tĩnh, sứa có tên Thủy mẫu. Ngoài là một món ăn bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, các bài thuốc từ sứa còn có tác dụng phòng chữa hiệu quả các bệnh như: đau dạ dày, ho, viêm phổi, huyết áp cao, yếu sinh lý, béo phì, ung thư tiền liệt tuyến,… |
Website được phát triển trên nền hệ thống CIINS. Bản quyền nội dung trên nomsua.com thuộc về Đặc sản Thanh Lụa.
Địa chỉ: Số 129 ngõ Xã Đàn 2 – Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Mobile: 098.826.5523 - 090.629.7938 (Mrs. Lụa) - Email: dacsanthanhlua@gmail.com