![]() |
Triệu chứng:
- Sữa tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể chết vì thiếu ôxy.
Cách xử lí:
- Gặp trường hợp này cần cấp cứu ngay vì đưa đi bệnh viện lúc này thường không cứu kịp.
- Người lớn phải khẩn trương làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất đơn giản nhất là dùng mồm mình hút mạnh vào miệng và mũi bé.
- Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu.
- Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi.
- Nếu trẻ bị tắc thở lâu, khả năng cứu chữa càng khó khăn, khi hút xong nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được, sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Cách 2:
- Khi phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay.
- Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở vị trí giữa hai xương bả vai.
- Sau đó lật trẻ lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, chuyển đến bệnh việc hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.
- Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai vú. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2.
- Làm 6 lần liên tiếp, kinh nghiệm cho thấy nếu làm đúng kỹ thuật, chỉ cần làm 1 – 2 lần là dị vật bị tống ra ngoài.
Cách đề phòng:
- Không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ.
- Không đùa với trẻ khi đang bú.
- Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi).
- Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.
- Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.
- Ban đêm muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú.
- Khi cho trẻ bú bình, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.
Lưu ý: Đối với trẻ lớn, khi bé sặc nên để bé ở tư thế ngồi nghiêng ra đằng trước một góc khoảng 45 độ, và vỗ nhẹ vào vai bé giúp tống thứ đang làm bé sặc ra ngoài.
(Theo VnEtips)
![]() | Nộm sứa 50.000 đ /hộp 300gr 85.000 đ/500gr 160.000 đ/1kg ![]() |
![]() | Sứa muối 25.000 đ/300gr 40.000 đ/500gr 70.000 đ/1kg ![]() |
![]() | Sứa nhạt 28.000 đ /300gr 45.000 đ/500gr 80.000 đ/1kg ![]() |
Bạn có biết: Người Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc đặc biệt yêu thích các món ăn từ sứa biển Việt Nam. Hàng năm chúng ta xuất khẩu sang các thị trường này hơn 30.000 tấn sứa muối và thu về hơn 110 triệu đô la Mỹ. |
Sứa biển: Vị thuốc quý Theo Đông y, sứa có tên là Hải triết. Trong sách của Tuệ Tĩnh, sứa có tên Thủy mẫu. Ngoài là một món ăn bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, các bài thuốc từ sứa còn có tác dụng phòng chữa hiệu quả các bệnh như: đau dạ dày, ho, viêm phổi, huyết áp cao, yếu sinh lý, béo phì, ung thư tiền liệt tuyến,… |
Website được phát triển trên nền hệ thống CIINS. Bản quyền nội dung trên nomsua.com thuộc về Đặc sản Thanh Lụa.
Địa chỉ: Số 129 ngõ Xã Đàn 2 – Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Mobile: 098.826.5523 - 090.629.7938 (Mrs. Lụa) - Email: dacsanthanhlua@gmail.com