nộm sứa - sứa muối - sứa nhạt

Nguy hiểm viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Trong các loại viêm gan do virus thì viêm gan B là nguy hiểm nhất. Trẻ em và người lớn đều có thể bị nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt trẻ sơ sinh khi bị nhiễm thì hậu quả rất xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân

Nên đưa trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên. Ảnh minh họa
Nên đưa trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên. Ảnh minh họa.

Ở Việt Nam, theo thống kê của một số tác giả có khoảng từ 10 - 13% số phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virút viêm gan B. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Sự lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang cho con trong thời kỳ mang thai là rất nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy theo từng thời gian mang thai của người mẹ. Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ (3 tháng đầu) thì có tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con khoảng 1% và vào 3 tháng giữa của thai kỳ lên tới 10%, đặc biệt nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối từ 60 - 70%.

Để đánh giá sự tiến triển của virút viêm gan B trong cơ thể người bị lây nhiễm, phương pháp thông thường và có thể áp dụng ở các phòng xét nghiệm của bệnh viện tuyến tỉnh là xác định HBsAg và HBeAg.

Người ta thống kê cho thấy rằng, khi xét nghiệm máu của một người mẹ đang mang thai ở 3 tháng cuối mà thấy cả 2 loại HBsAg và HbeAg cùng dương tính thì tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang cho con lên tới từ 90 - 100%. Tuy vậy, nếu xét nghiệm chỉ thấy HBsAg dương tính, trong khi đó HbeAg âm tính tỷ lệ người mẹ truyền bệnh cho con thấp hơn nhiều (khoảng 20%).

Nguy hiểm

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virút viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề nan giải trong công tác chữa bệnh. Số trẻ bị nhiễm virút viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan cấp tính, chiếm tỷ lệ khoảng từ 5 -7%.

Số trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình mà hầu hết là biểu hiện bệnh không rõ ràng.

Viêm gan B cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng tăng rất cao. Các biểu hiện này rất dễ bị bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng thiếu ánh sáng và nhất là quan sát dưới ánh sáng đèn rất khó đánh giá hoặc có phát hiện được thì đôi khi có thể nhầm với trẻ vàng da sinh lý nên không đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Người ta cũng thấy rằng có tới 50% số trẻ sơ sinh bị viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí ung thư gan.

Điều trị và phòng bệnh

Khi trẻ sinh ra nghi ngờ bị viêm gan B, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi khám bệnh xác định trẻ bị viêm gan B, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và khi thấy trẻ vàng da thuyên giảm hoặc hết thì nên đưa trẻ đi khám định kỳ hàng tháng trong vòng khoảng 6 tháng.

Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 sau một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Đối với phụ nữ nếu xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virút viêm gan B, cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ đang mang mầm bệnh virút viêm gan B muốn mang thai, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B càng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là bị viêm gan B trong các tháng từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.

Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virút viêm gan B, cần tiêm phòng để được an toàn khi người vợ mang thai. Nếu một trong 2 người bị nhiễm virút viêm gan B thì người còn lại cũng khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay.

(Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu // Sức khỏe & đời sống)

Tin bài trước
  • Cách dùng kháng sinh và nghệ trị mụn, làm đẹp da
  • 60 triệu người Việt Nam nhiễm giun
  • Làm gì khi ngộ độc chloramin B?
  • Rau càng cua tốt cho tim mạch
  • Phát hiện sớm ung thư ở trẻ
  • Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa
Tin bài tiếp theo
  • Nguyên liệu sữa tươi được kiểm tra chất lượng như thế nào?
  • Dinh dưỡng cho người mất ngủ
  • Để bảo vệ đôi tai
  • Phòng, chống bệnh bàn giấy ở phụ nữ
  • Sắn dây giải nhiệt ngày hè
  • Cách dùng thuốc chữa ngứa
Đặc sản Thanh Lụa chuyên cung cấp, giao hàng tận nơi tới các Gia đình, Đại lý, Khách sạn, Nhà Hàng, Quán bia trên địa bàn nội thành Hà Nội. Quý khách có nhu cầu xin gọi: 
Đặt hàng qua điện thoại - Mua hàng qua điện thoại
Nộm sứa - đặc sản Thanh LụaNộm sứa
50.000 đ /hộp 300gr
85.000 đ/500gr
160.000 đ/1kg

 Nộm sứa - Đặc sản Thanh Lụa
Nộm sứa - đặc sản Thanh LụaSứa muối
25.000 đ/300gr
40.000 đ/500gr
70.000 đ/1kg

 Nộm sứa - Đặc sản Thanh Lụa
Nộm sứa - đặc sản Thanh LụaSứa nhạt
28.000 đ /300gr
45.000 đ/500gr
80.000 đ/1kg

 Nộm sứa - Đặc sản Thanh Lụa
Đặc sản Thanh Lụa
Bạn có biết:
Người Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc đặc biệt yêu thích các món ăn từ sứa biển Việt Nam. Hàng năm chúng ta xuất khẩu sang các thị trường này hơn 30.000 tấn sứa muối và thu về hơn 110 triệu đô la Mỹ.
Sứa biển: Vị thuốc quý
Theo Đông y, sứa có tên là Hải triết. Trong sách của Tuệ Tĩnh, sứa có tên Thủy mẫu. Ngoài là một món ăn bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, các bài thuốc từ sứa còn có tác dụng phòng chữa hiệu quả các bệnh như: đau dạ dày, ho, viêm phổi, huyết áp cao, yếu sinh lý, béo phì, ung thư tiền liệt tuyến,…
Tư vấn
  • Ăn Sứa - Chữa nhiều bệnh
  • Sứa biển - Món ăn ngon, vị thuốc quý
  • Ăn sứa để phòng chữa bệnh phổi
  • Gỏi sứa xoài xanh
  • Bắt sứa làm thuốc
  • Dị ứng sứa biển
  • Sứa biển là một tập hợp gene rất phức tạp
  • Nộm sứa biển
  • Những thức ăn - bài thuốc từ sứa
  • Phát hiện sớm ung thư nhờ tế bào phát quang của sứa
THỜI TIẾT HÔM NAY
Đặt hàng qua điện thoại - Mua hàng qua điện thoại

 
nộm sứa - sứa muối - sứa nhạt

Website được phát triển trên nền hệ thống CIINS. Bản quyền nội dung trên nomsua.com thuộc về Đặc sản Thanh Lụa.
Địa chỉ:  Số 129 ngõ Xã Đàn 2 –  Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Mobile: 098.826.5523 - 090.629.7938  (Mrs. Lụa) - Email: dacsanthanhlua@gmail.com

Thiet ke web  |  Quản trị web  |  Seo web  |  Quảng bá web  | Báo giá